Giỏ hàng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng xe tay ga Honda

Dưới dây là một số điểm lưu ý cho khách hàng khi sử dụng xe tay ga.

 

1. Đề nổ máy và vận hành ngay

 

Giống như xe số, chủ của những chiếc xe tay ga cũng luôn mắc phải thói quen này. Tuy nhiên, đối với xe tay ga, thói quen này có sức “tàn phá” lớn hơn nhiều. Thông thường, xe tay ga luôn có vòng tua máy cao hơn so với kiểu xe số. Chính vì vậy tại thời điểm khởi động, nếu không áp dụng phương pháp nổ galanti chờ ban đầu, những tiếng động lách cách hoặc thậm chí “rào rào” phát ra từ hệ thống supap của động cơ sẽ khiến chủ xe phải tốn khoản tiền khá lớn để khiến chiếc xe nổ êm trở lại.

 

2. Lạm dụng phanh trước

 

Với thói quen thuận tay phải, rất nhiều chủ xe quen thực hiện thao tác bóp phanh trước khi bị giật mình. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Hãy luôn sử dụng đồng thời hai phanh sau và trước để đảm bảo an toàn nhất. Trên một số loại xe ga đời mới, hệ thống phanh đồng thời CBS luôn cho phép người sử dụng chỉ cần dùng một phanh trái là có thể dừng xe bằng cả hai phanh.

 

3. Xe ga như đi… xe số

 

Thực hiện những cú “ga thốc” cho xe vọt nhanh rồi sau đó phanh gấp sẽ khiến cụm côn ly hợp và dây cô roa truyền động nhanh bị hỏng hơn. Ngoài ra, khi thực hiện kiểu “ga thốc” và phanh liên tục cũng đồng nghĩa với việc bạn đang “ném” từng “cốc” xăng của mình đi một cách vô ích.

Khi thốc ga, chiếc xe cung cấp cho bạn một gia tốc lớn và mạnh để có thể di chuyển dài hơn. Thế nhưng khi bóp phanh gấp, xe giảm tốc độ đột ngột khiến bạn sẽ phải tiếp tục “nạp” một lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Hãy luôn giữ tốc độ và tay ga được đều nhất có thể, điều này sẽ mang lại độ bền cho bộ ly hợp, dây cua-roa và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

 

4. Không vệ sinh phao xăng

Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới, nhiều xe như Honda Sh, Honda SCR… đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc hình “chiếc lá” bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu.

Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng mạt sắt và chất bẩn bám chặt vào lọc xăng dẫn tới tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng, hoặc “nhẹ nhàng” hơn là khiến chiếc xe không đạt được công suất và tốc độ tối đa do thiếu xăng. Vì vậy hãy luôn kiểm tra phao xăng vào những kỳ bảo dưỡng toàn bộ để chiếc xe có thể vận hành được tốt hơn.

 

5. Dùng dầu nào cũng được

 

Với tâm lý “dầu nào rẻ thì thay” và “dầu nào cũng là dầu” của nhiều chủ xe sẽ khiến cho động cơ hay gặp trục trặc và độ bền giảm đi. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dầu được bày bán với công dụng và tính năng khác biệt. Vì vậy, lựa chọn đúng loại dầu sử dụng cho xe ga là điều quan trọng.

Có nhiều cách để tìm đúng loại dầu cho xe mình, cách tốt nhất là hãy đọc kỹ loại dầu sử dụng cho xe được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng mỗi khi mua xe mới. Khi thay dầu xe, hãy đừng “tiếc tiền” bởi dầu xe ga luôn đắt hơn xe số thông thường. Hãy hỏi kỹ loại dầu dùng cho xe ga trước khi thay dầu. Cách đơn giản nhất, trên mỗi chai dầu dùng cho xe ga luôn có chữ “scooter” ghi trên nhãn hộp.

Hướng dẫn cách bảo dưỡng xe tay ga cho bạn

 

Bảo dưỡng xe ga tốt sẽ giúp bạn giữ được chiếc xe luôn như mới, bền hơn và bảo đảm an toàn cho bạn khi tham gia giao thông.

 

1. Thay dầu

 

Thay dầu là rất quan trọng, đặc biệt là với động cơ làm mát bằng không khi như xe tay ga. Động cơ làm mát bằng không khí có xu hướng nóng hơn động cơ làm mát bằng nước như xe ô tô hoặc xe tải. Động cơ RPM của xe tay ga chạy rất cao, có thể nhanh chóng làm hỏng dầu. Bạn nên thay dầu cho xe tay ga khi xe đi được khoảng 1.500km. Dầu nên được thay thế bằng một loại dầu chất lượng cao được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao, động cơ nén cao.

Ở vùng khí hậu lạnh, bạn nên dùng dầu nhớt 10W40 để động cơ hoạt động tốt. Ở vùng khí hậu ấm áp hơn, dầu nhớt 20W40 thường được khuyên dùng.

 

2. Phanh và dây ga

 

Theo thời gian, dây cáp phanh và dây ga sẽ bị căng ra và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn khi đi xe tay ga. Sử dụng dầu thường xuyên sẽ giúp cho các dây phanh không bị căng hoặc ràng buộc nhau. Một vài giọt dầu máy hoặc WD40 tại các điểm giao giữa dây phanh có thể giúp bôi trơn nó.

 

3. Bu lông và vòng bi

Bu lông bánh xe và vòng bi, cũng như các ốc vít khác của xe tay ga bạn cần phải kiểm tra thường xuyên. Việc này được thực hiện tốt nhất với mỗi lần thay dầu, nhưng trong một số trường hợp, bạn cũng nên kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo nó luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Bạn nên chuẩn bị một chiếc cờ lê nhỏ ở trong cốp xe máy, để có thể kiểm tra khi cần thiết.

 

4. Bảo dưỡng lốp và hệ thống giảm xóc

 

Bạn nên kiểm tra lốp xe và bơm xe thường xuyên. Không nên để lốp xe quá non, hoặc bơm lốp quá căng gây khó khăn khi đi lại cho bạn.

Mặt khác theo thời gian, bộ phận giảm sốc bị ăn mòn có thể làm cho lốp xe không bám đường tốt. Lốp mòn và bộ phận giảm xóc tổn hại có thể ảnh hưởng tới an toàn của bạn khi đi xe.

Ngoài ra, bạn cũng nên tuân theo các quy định của nhà sản xuất để bảo dưỡng xe định kỳ, hay rửa xe thường xuyên, dán nilon bảo vệ xe… để giữ xe của bạn luôn như mới và giúp bạn đi lại an toàn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0945 94 1177

Tổng đài: 1900.575744

Honda Phát Thịnh rất hân hạnh phục vụ quý khách!!

Facebook Youtube Zalo